Tìm hiểu về hệ màu trong in ấn của năm 2022
Tìm hiểu về hệ màu trong in ấn của năm 2022
Hệ màu trong in ấn là yếu tố quan trọng nhất đối với sản phẩm in ấn, thành tố chủ chốt trong các chiến lược truyền thông của doanh nghiệp ngành in.
Thực tế cho thấy, một trong những yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng chính là màu sắc sản phẩm.
Sản phẩm nào được in với màu sắc ấn tượng, bắt mắt cũng thu hút được khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Ý nghĩa màu sắc trong in ấn
Theo nghiên cứu, nhóm màu nóng có tác dụng thu hút ánh nhìn của khách hàng, trong khi đó, các nhóm màu lạnh tạo nên cảm giác êm dịu và yên bình, góp phần xoa dịu những cảm xúc của con người.
- Màu đỏ tượng trưng cho năng lượng và sức mạnh
- Màu xanh dương tượng trưng cho sức khỏe
- Màu xanh lá là màu của thịnh vượng, tượng trưng cho thiên nhiên và sức mạnh của thiên nhiên
- Màu vàng là một trong những màu bắt mắt nhất, mang lại cảm giác hạnh phúc và lạc quan cho người sử dụng
- Màu cam thể hiện sự đam mê, năng động và ấm áp
- Màu đen là màu của sự huyền bí, gắn liền với các năng lượng thiên nhiên bí ẩn
Có thể nói về màu sắc trong in ấn là góp phần bộc lộ cái hồn của sản phẩm bên trong, những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm được liên kết với nhau một cách thống nhất trên phông nền sắc màu đầy ấn tượng ấy.
Một nhà thiết kế chuyên nghiệp phải am hiểu, biết sử dụng những tiêu chuẩn màu sắc trong in ấn. Đây là những hệ màu được sử dụng cho nhiều mục đích trong thiết kế, in ấn và trong các thiết bị kỹ thuật số.
Hiểu được tầm quan trọng của hệ thống màu sắc, Innhanhhcm.vn sẽ đem đến cho đọc giả những kiến thức cơ bản về những hệ màu thường xuyên được sử dụng trong ngành in nhé!
Hệ màu CMYK
Nhắc đến hệ màu trong in ấn thì không thể không nhắc đến hệ màu CMYK , đây là hệ màu phổ biến nhất khi in.
Vậy hệ màu CMYK là gì?
CMYK là chữ viết tắt của:
- C – Cyan là màu lục lam
- M – Magenta là màu đỏ tươi (màu hồng đỏ),
- Y – Yellow là màu vàng
- K – Keyline/Black là màu đen (do chữ B của Black hay bị trùng với chữ Blue nên được đặt lại thành K)
Hệ màu này thường được gọi bằng cái tên thân thương là “four-color process” ( hay quy trình bốn màu) vì nó sử dụng 4 màu mực khác nhau để tạo ra sự đa dạng màu sắc.
Mỗi màu cụ thể được tạo ra bằng cách pha trộn hỗn hợp Cyan, Magenta và Yellow. Lý do màu đen được gọi là “key” (khóa chính) vì nó được dùng như lớp phủ màu cuối cùng, quyết định độ tương phản và chi tiết đậm nhạt cho bản in. Trong quá trình này, màu trắng cũng chính là màu giấy bạn đưa vào máy in. Vì màu CMYK được pha trộn trực tiếp khi in ấn nên màu sắc sẽ có thay đổi chút ít trên các máy in khác nhau.
Hệ màu CMYK có một đặc điểm nổi bật là hấp thụ ánh sáng hay còn gọi là hệ màu trừ. Màu mắt chúng ta quan sát được là những màu không bị hấp thụ, được phản xạ ánh sáng từ nguồn khác chiếu tới.
Màu CMYK không có khả năng tự phát ra ánh sáng.
Vì vậy, khi 3 màu Cyan, Magenta và Yellow kết hợp lại sẽ tạo ra màu đen (bởi lúc này ánh sáng đã bị loại bỏ tất cả các màu).
Hệ màu RGB
Hệ màu trong in ấn đầu tiên đó là hệ màu RGB.
RGB là từ viết tắt trong tiếng Anh của:
- R: Red (màu đỏ)
- G: Green (màu xanh lá cây)
- B: (blue (màu xanh lam)
Khác với hệ màu CMYK được tạo từ 4 màu, RGB chỉ được tạo từ 3 màu. Trong đó R tương ứng với Red (đỏ), G trong Green (xanh lá), B trong Blue (xanh biển). RGB nằm trong hệ màu cộng, tức nhờ sự cộng hưởng của ánh sáng để mắt nhận biết.
Hệ màu RGB được dùng riêng cho in ấn và thiết kế kỹ thuật số. Chúng đại diện cho màu sắc hiển thị trên màn hình máy tính, màn hình điện thoại thông minh hay tivi. Mỗi màu được tạo ra nhờ vào sự phản chiếu ánh sáng trên màn hình thiết bị.
Chế độ màu RGB có một gam màu lớn hơn nhiều so với hệ màu CMYK, đặc biệt trong vùng các màu huỳnh quang sáng. Chính vì điều này, đối với các nội dung mà bạn muốn hiển thị trên web hoặc trong video, RGB là chế độ màu mà bạn nên chọn.
Hệ thống màu của RGB lớn hơn CMYK rất nhiều. Với website, có 216 màu RGB an toàn, với màn hình tivi có thể hiển thị 16,7 triệu màu RGB. Bảng màu trên web được hiển thị dưới dạng thập phân tạo thành các mã màu. Hầu hết tất cả các hình ảnh hay website thể hiện trên màn hình đều dựa vào mã màu RGB. Đó là lý do vì sao bạn thấy các website ngày nay càng đẹp và hiện đại hơn.
Lưu ý: hệ màu RGB chỉ sử dụng trên màn hình có độ tương phản. Không dùng để in ấn lên những bản in thực tế.
Đọc bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về hệ màu RGB: https://innhanhhcm.vn/he-mau-rgb-su-chu-chot-cua-man-hinh-thiet-bi-dien-tu/
Hệ màu in ấn RGB cũng giống với CMYK khi phải đặt chồng ba màu lên nhau. Kết hợp với ánh sáng trắng có cường độ khác nhau sẽ cho màu đậm nhạt khác nhau. Khi không có cường độ sáng, cả ba màu được thể hiện là màu đen.
Hệ màu LAB Color
Một hệ màu trong kỹ thuật in phổ biến khác chính là LAB Color hay được gọi là LAB.
Chế độ màu của LAB khác hoàn toàn so với RGB hay CMYK.
LAB dựa trên trục thẳng biểu diễn giá trị của màu.
Trong đó:
- L (light): thể hiện biên độ màu sáng từ Black đến White.
- A: biểu diễn giá trị màu từ Green đến Red.
- B: biểu diễn màu từ Blue đến Yellow
Với màu LAB, các giá trị màu được lưu tách, vì vậy giúp người dùng linh hoạt chỉnh sửa.
Hệ màu LAB được sử dụng nhiều với những chuyên gia Photoshop. Bằng việc cân chỉnh sáng – tối, bức ảnh mang nhiều nét đặc sắc và độc đáo hơn. Hệ màu in ấn LAB như một hệ trung gian giúp cho các màn hình hiển thị chuẩn giống nhau. Nhờ vậy, cho dù ở màn hình nào đi chăng nữa cũng đều xem được hình ảnh mang màu sắc tương tự.
LAB còn có một vai trò rất quan trọng trong chuyển đổi màu RGB và CMYK. Như các bạn đã biết, khi chuyển ảnh từ RGB đến CMYK sẽ có sự thay đổi về màu sắc. Vì vậy, nếu muốn in ảnh đã được thiết kế, hãy chuyển từ dạng RGB sang LAB trước. Ở hệ này, hãy căn chỉnh thoải mái rồi mới chuyển sang CMYK đi in ấn. Bởi lẽ LAB giúp giữ lại màu nguyên thủy, màu gốc của tấm ảnh.
Hệ màu LAB Color là một hệ màu của photoshop, cho ta lưu giữ số lượng sắc tố. Hệ màu này tương đối phức tạp, dựa trên cảm nhận sắc tố của mắt người.
Cùng tìm hiểu thêm nha: https://innhanhhcm.vn/he-mau-lab-thanh-to-sac-mau-quan-trong/
Hệ màu PMS (Pantone)
Hệ màu trong in ấn cuối cùng phải kể đến là hệ màu PMS.
PMS là viết tắt của Pantone Match System hay còn gọi là hệ thống kết hợp màu phổ quát được sử dụng chủ yếu trong in ấn.
Có thể hiểu Pantone là màu pha, hay màu thứ 5. Bởi vì, màu Pantone đã được tiêu chuẩn hóa với đặc điểm kỹ thuật rõ ràng, có thể coi như màu pha sẵn, khác hoàn toàn với “màu thường” – các màu tạo ra từ việc nhà in pha trộn từ các màu CMYK (là 4 màu cơ bản trong in ấn).
Hệ thống màu Pantone được tổng hợp trong một cuốn nhật ký có hình quạt và thường được gọi là hệ thống quạt màu ral.
Mỗi màu được thể hiện bằng một mã số riêng. Không giống như CMYK, màu PMS được pha sẵn bằng một công thức tỷ lệ mực cụ thể trước khi in. Các công thức màu giúp tạo ra màu sắc nhất quán trên các chất liệu khác nhau.
Màu Pantone thường sử dụng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong in ấn bao bì giấy. Hiện nay, màu pantone cũng thường được ứng dụng trong ngành nhuộm vải (phục vụ các thiết kế thời trang), chế tạo vật liệu nhựa, sơn phun, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại (phục vụ thiết kế công nghiệp).
Hệ màu Pantone được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới và được quy chuẩn trở thành ngôn ngữ thiết kế màu sắc toàn cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ màu Pantone cũng bị giới hạn bởi chỉ có 300 màu mẫu và công nghệ sản xuất theo hệ màu Pantone giá thành tương đối cao.